Làng Nghề Trống Đọi Tam
Làng nghề Trống Đọi Tam chuyên sản xuất trống trường học, trống đình chùa, trống bát nhã, trống thiếu nhi, trống hát văn, trống đoàn đội,…đầy đủ mẫu mã đa dạng
Cơ sở Trống Xuân Trường kế thừa phát huy truyền thống làng nghề
Với 30 năm kinh nghiệm trong nghề, Nghệ nhân Xuân Trường đã tạo nên thương hiệu uy tín trên toàn quốc, được nhiều người biết đến. Cơ sở trống Xuân Trường đã phân phối và sửa chữa hàng nghìn quả trống trên nhiều tỉnh thành.

Hình ảnh nhỏ trong cửa hàng cơ sở Trống Xuân Trường
Quy trình sản xuất ra sản phẩm trống tại làng nghề trống Đọi Tam ra sao ?
Quy trình sản xuất trải qua các công đoạn sau:
Làm da trâu

Làm tang trống Gỗ mít

Bưng trống
Công đoạn này đòi hỏi tay nghề và sự khéo léo. Da trâu được ngâm dẻo và buộc các nạng tre vòng tròng quanh mặt da , để giữ cố định sau này. Để làm căng mặt chúng tôi sử dụng dây chão kèm kích thủy lực bơm tay. Mặt trống được néo căng từ từ, và làm dãn mặt tăng tiếng kêu cần phải giận tầm 4- 5 lần . Mỗi lần giận xong mặt trống sẽ được giản nở thì phải kích căng , sau đó người thợ dùng xảm gỗ để xảm xung quanh thành miệng trống . Mụa đích xảm như vậy để làm mặt trống được căng hơn, và làm tròn mặt trống.
Trống Của Làng Nghề Trống Đọi Tam phân phối ra thị trường như thế nào?
Sản phẩm trống của Đọi Tam được tiêu thụ trên mọi miền của tổ quốc. Hiện trên địa bàn thôn có 62 cơ sản xuất kinh doanh trống. Nếu tính cả các hộ sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh con số này lên tới hàng trăm hộ. Với bản tính năng động, nhạy bén người thợ làng nghề trống Đọi Tam luôn tìm tòi và sáng tạo, các sản phẩm luôn đáp ứng được thị hiếu, thẩm mỹ của người sử dụng. Đó là sự đa dạng hoá các sản phẩm, sáng tạo nhiều chủng loại, kiểu dáng trống mới. Nếu như trước đây, các nghệ nhân làm các loại trống tròn, tang gỗ thì hiện nay xuất hiện nhiều kiểu trống mới, thậm chí các các loại trống của các dân tộc ít người như Chăm, Khơme và cả các loại trống là sản phẩm nhỏ trang trí để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Từ đó, nghề làm trống đã mang lại lợi ích về kinh tế, nhiều người thợ đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương chiêm trũng bằng chính bàn tay khối óc của mình.
Làng nghề trống Đọi Tam phát triển góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 500 lao động trong thôn. Nhờ có nghề truyền thống, nhiều năm gần đây thôn Đọi Tam không có lao động trong độ tuổi thất nghiệp, đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Làng nghề Trống Đọi Tam được công nhận di sản văn hóa phi vật thể
Ngày 20/12/2019, di sản văn hóa phi vật thể nghề làm trống Đọi Tam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4608/QĐ-BVHTTDL nhằm tôn vinh giá trị của nghề truyền thống độc đáo đã và đang phát triển gắn liền với vùng đất cổ Duy Tiên, Hà Nam.
Giữ được sự tồn tại của làng nghề đã khó, phát triển và nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm càng khó hơn, điều đó đã được minh chứng ở Đọi Tam. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa trong thời điểm hiện nay là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp đối với di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống – làng nghề trống Đọi Tam. Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển làng nghề trống Đọi Tam phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Làng nghề cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu trưng bày, các công trình văn hoá, xây dựng các hộ gia đình nghệ nhân tiêu biểu thành các điểm đón khách; đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và văn hoá giao tiếp cho người dân ở làng nghề khi tiếp xúc với các du khách. Giải quyết tốt việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho mọi người dân. Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực. Quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các nghệ nhân làng nghề.